Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

SVSQ Trừ bị – Mùa hè đỏ lửa – 1972

SVSQ Trừ bị – Mùa hè đỏ lửa – 1972


Mùa hè 1972, cơn nắng nóng khiếp người đổ ụp xuống miền Nam từ phương Bắc - một nhà văn đã đặt tên nó là “mùa hè đỏ lửa” – miền Nam cương quyết chống trả và lịnh tổng động viên (TĐV) được ban hành có hiệu lực tức thời. Các thanh niên trong tuối quân dịch không hội đủ điều kiện hoãn dịch được gọi nhập ngũ vào các khóa binh sỉ, hạ sỉ quan, sỉ quan cho QLVNCH. Ngoài những thanh niên vừa tốt nghiệp trung học, lịnh TĐV đã ảnh hưởng đến hơn 6000 sinh viên đang theo học tại các trường đại học công tư trên toàn quốc. Các sinh viên nầy cùng các thanh niên khác gia nhập vào quân đội và được huấn luyên để trở thành Sỉ Quan Trừ Bị (SQTB) của quân lực VNCH (QLVNCH) tại 3 quân trường: Trung tâm huấn luyện Quang Trung (TTHLQT) Gò Vấp, Trường Hạ sỉ quan QLVNCH (THSQ) Đồng Đế và Trường Bộ Binh QLVNCH (TBB) Thủ Đức. Trong năm 1972 ngoài 2 khóa 1/72 và 2/72 được đào tạo như thông lệ hẳng năm tại TBB, còn lại từ khóa 3/72 đến khóa 12/72 được phân phối theo học tại 3 trung tâm nầy.
Chương trình huấn luyện 24 tuần gồm 3 giai đoạn:
-giai đoạn 1: cá nhân tác chiến - 8 tuần tại TTHLQThoặc nhập khoá trực tiếp vào TBB,  THSQ
-giai đoạn 2 và 3: cấp tiểu và trung đội – 16 tuần tại TBB hay THSQ
Mặc dầu được đánh số từ 1 đến 12 khóa nhưng tổng cộng có 21 khóa đã được huấn luyện, vì có khóa số SVSQ quá đông nên được chia ra A,B,C. Vì nhu cầu và số lượng SVSQ nên từ khóa 3/72 đến khóa 8/72 từ các trung tâm nhập ngũ các SVSQ vào thẳng TBB hoặc THSQ học từ giai đoạn 1 cho đến ngày mãn khóa. Các khóa 8B+C/72 đến khóa 12/72 học giai đoạn 1 tại TTHLQT. Khóa 1/72 nhập ngũ tháng 1-72 vả khóa 12/72 tốt nghiệp sau cùng ngày 24-11-73.
Trong giai đoạn nầy có 2 sự kiện đặc biệt ghi nhớ là:
- Công tác Dân vận giải thích Hiệp định Paris (HĐPR): các SVSQ được học tập về HĐPR từ các Sỉ quan CTCT, sau đó được đưa về các xã ấp thuộc vùng 2,3, 4 chiến thuật – giải thích cho đồng bào hiểu rỏ hơn về HĐPR. Có 2 đợt từ 19-11-1972 đến 31-3-1973. Riêng khóa 2/72 sau khi tốt nghiệp tháng 11-72, mang cấp bậc Chuẩn úy làm trưởng từng toán nhỏ các SVSQ đàn em cho đến xong đợt công tác mới trình diện đơn vị. Trong 2 đợt công tác nầy có nhiều SVSQ được tưởng thưởng huy chương và vài SVSQ đã thiệt mạng vì tai nạn. Riêng trường hợp hi hữu xẩy ra khi một phi cơ L19 dẩn đường bị rớt vì bay quá thấp đã va chạm xe GMC chở SVSQ trở về THSQ ngày 19-1-1973 tại Phan Thiết, làm 1 SVSQ thiệt mạng và vài SVSQ khác bị thương.

- Diễn hành ngày Quân Lực 19-6-1973: đại diện cho các quân trường về thủ đô Sài Gòn diển binh trong ngày Quân Lực 1973 là các khóa:
            -đại diện TBB: khóa 8B+C/72
            -đại diện THSQ: khóa 8/72
            -đại diện TTHLQT: khóa 5/73
Các khóa có hơn 2 tuần tập dượt và đã làm rạng danh SVSQ trừ bị trong cuộc diễn binh ngày Quân Lực 19-6-1973.
Do 2 trường hợp đặc biệt nầy mà có nhiều khóa “đàn em” đã ra trường trước các khóa “đàn anh” vì không  đi chiến dịch và diển hành - có khóa đã kéo dài hơn 10 tháng mới mãn khóa – nhưng thâm niên cấp bậc được hồi tố theo ngày nhập khóa.

 Trường Hạ Sỉ Quan QLVNCH (THSQĐồng Đế Nha Trang



   Trường được thành lập năm 1955, đến năm 1957 thì chính thức là trường Hạ Sỉ Quan QLVNCH, để đào tạo Hạ Sĩ Quan Tiểu Đội Trưởng thuộc ngạch Trừ Bị cho Quân Lực Việt NamCộng Hòa. Từ năm 1959 đến 1963 trường đã huấn luyện 4 khóa Sỉ Quan Hiện Dịch, đặc biệt được tuyển là các HSQ từ các đơn vị. Trong các năm 1968,1969, 1970 vì nhu cầu, trường cũng đã đào tạo vài khóa SQTB sau khi đã học xong giai đoạn 1 tại TTHLQT. Năm 1972-1973, trường nhận trách nhiệm đào tạo SQTB từ giai đoạn 1 đến khi tốt nghiệp. Các khóa HSQ không còn được huấn luyện tại đây, kể từ đầu năm 1973 các khóa HSQ được huấn luyện tại TTHL Quang Trung và TTHL Lam Sơn (Dục Mỹ) cho đến cuối năm 1973. Tháng 7-1972, trường thành lập Liên Đoàn A SVSQ để tiếp nhận các SVSQ “mùa hè đỏ lửa”, Liên Đoàn B cho 4 tiểu đoàn khóa HSQ đang thụ huấn. Tháng 9-1972, Liên Đoàn B nhận các khóa SQTB song song với các khóa HSQ còn lại, tháng 12-1972 khóa HSQ cuối cùng tốt nghiệp.
Trong năm 1972 – 1973:
Chỉ huy trưởng đương thời : - Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh (1971 đến tháng 11-1973)
      - Trung tướng Dư Quốc Đống (11-1973 đến 1974)
Liên đoàn trưởng liên đoàn sinh viên (LĐA SVSQ): Đại tá Bùi Trạch Dzần
Liên đoàn trưởng liên đoàn sinh viên (LĐB SVSQ)Trung tá Cao Nguyên Kiểu
Mổi Liên đoàn Sinh Viên Sỉ Quan gồm 4 Tiểu đoàn SVSQ, danh xưng TĐ1SVSQ cho khóa đầu tiên (3B/72) đến khóa cuối cùng TĐ16SVSQ (6/73 tốt nghiệp đầu tháng 2-1974). Các khóa SQTB từ đại đội 719 (TĐ1SVSQ) đến đại đội 771 (TĐ13SVSQ) cho năm 1972 và từ đại đội 772 (TĐ14SVSQ) đến đại đội 780 (TĐ16SVSQ)cho năm 1973.
Sơ lược các khoá đã huấn luyện tại THSQ năm 1972-1973:
Khóa 3B/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 1 SVSQ (5 đại đội: 719, 720, 721, 722, 723)
- nhập khóa: 24-7-1972
- mãn khóa: 01-4-1973
- tên khóa: (?) –  hơn 700 SVSQ tốt nghiệp.
Khóa đầu tiên nhập THSQ từ TT3NN cuối tháng 7-1972, khóa có trình độ học vấn cao nhất trong đào tạo SQTB của quân sử QLVNCH, trình độ học vấn năm thứ 4, vừa tốt nghiệp đại học hay cao hơn. Có chứng chỉ 3 Quân sự học đường do đó khóa chỉ học giai đoạn cuối là tốt nghiệp SQTB. Khoá tham dự  2 đợt công tác CTCT tại vùng 2 chiến thuật. 

Khóa 4A/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 2 SVSQ (3 đại đội: 724, 725, 726)
- nhập khóa: 11-8-1972
- mãn khóa: 28-5-1973
- tên khóa: (?)– hơn 400 SVSQ tốt nghiệp.
Nhập khóa từ TT3NN, trình độ học vấn năm thứ 3 đại học, có chứng chỉ 2 QSHĐ, học giai đoạn 2 và 3. Khoá tham dự 2 đợt công tác CTCT từ 19-11-1972 đến 31-03-1973 tại vùng 2 chiến thuật.
Khóa 4B/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 3 SVSQ (4 đại đội: 727, 728, 729, 730)
- nhập khóa: 25-8-1972
- mãn khóa: 26-6-1973
- tên khóa: Dân Chủ  – 540 SVSQ tốt nghiệp. Thủ khoa Chuẩn Úy Quách Phú – Đại đội 728.
Nhập khóa từ TT3NN, trình độ học vấn năm thứ 1 hay dự bị đại học không có chứng chỉ QSHĐ cùng các thanh niên khác bị động viên thường niên. Khoá tham dự 2 đợt công tác CTCT từ 19-11-1972 đến 31-03-1973 tại vùng 2 chiến thuật. Đặc biệt là tai nạn “ giao thông “ thật hi hữu, xảy ra tại con dốc Lương Sơn, Xã Chợ Lầu, Quận Hòa Đa ( Bình Thuận ) ngày 19-1-1973 giữa chiếc L19 và GMC chở toáSVSQ  thuộc đại đội 727 trở về THSQ, vài SVSQ bị thương – SVSQ Võ Công Lý qua đời sau vài ngày trị thương tại QYV Nguyễn Huệ Nha Trang.
Khóa 5B/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn SVSQ (5 đại đội: 731, 732, 733, 734, 735)
- nhập khóa: 07-9-1972
- mãn khóa: 12-7-1973
- tên khóa: (?) – hơn 600 SVSQ tốt nghiệp.
Nhập khóa từ TT1NN. TT2NN, TT4NN và một số từ TT3NN, cùng các thanh niên nhập ngũ thường niên các sinh viên đại học theo học khóa cũng không có chứng chỉ QSHĐ. Khoá tham dự 2 đợt công tác CTCT từ 19-11-1972 đến 31-03-1973 tại vùng 2 chiến thuật.
Khóa 7/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 5 SVSQ (6 đại đội: 736, 737, 738, 739, 740, 741)
- nhập khóa: (?)-9-1972
- mãn khóa: 07-8-1973
- tên khóa: Cộng Đồng – hơn 800 SVSQ tốt nghiệp.
Nhập khóa từ 4 TTNN, phần đông vừa tốt nghiệp trung học. Khoá tham dự 2 đợt công tác CTCT từ 26-11-1972 đến 31-03-1973 tại vùng 3 chiến thuật.
Khóa 8/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 6 SVSQ (6 đại đội: 742, 743, 744, 745, 746, 747)
- nhập khóa: 23-10-1972
- mãn khóa: 22-09-1973 – mãn khóa cùng với khóa 10A/72 (TĐ 7 SVSQ)
- tên khóa: (?) – hơn 1000 SVSQ tốt nghiệp.
Nhập khóa từ TT1NN và TT2NN, phần đông vừa tốt nghiệp trung học. Khóa đại diện THSQ về thủ đô Sài Gòn diễn hành ngày Quân Lực 19-6-1973. Khoá tham dự 2 đợt công tác CTCT từ 19-11-1972 đến 31-03-1973 tại vùng 3 chiến thuật. Vì tham dự công tác CTCT và diễn hành ngày Quân Lực 19-6-1973 nên khóa ra trường sau nhiều khóa đàn em, nhưng được hồi tố cấp bậc theo ngày nhập khóa.
Khóa 10A/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 7 SVSQ (5 đại đội: 748, 749, 750, 751, 752)
- nhập khóa: 06-11-1972
- mãn khóa: 22-9-1973 – mãn khóa cùng với khóa 8/72 (TĐ 6 SVSQ)
- tên khóa: Yên Thế – hơn 800 SVSQ tốt nghiệp.
Nhập khóa từ TT1NN và TT2NN, phần đông vừa tốt nghiệp trung học. Khoá tham dự đợt 2 công tác CTCT từ 26-1-1973 đến 31-03-1973 tại vùng 2 chiến thuật.
Khóa 11A/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn SVSQ + Khóa 11B/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 9 SVSQ (6 đại đội: 753, 754, 755, 756, 757, 758)
- nhập khóa: 31-12-1972
- mãn khóa: 28-7-1973
- tên khóa: Kiên Cường – hơn 1000 SVSQ tốt nghiệp.
Nhập ngũ từ TT1NN và TT2NN, phần đông vừa tốt nghiệp trung học. Vì thiếu doanh trại khóa được chia 2, mổi khóa 3 đại đội. Khoá ra trường trước nhiều khóa đàn anh vì không tham dự các đợt công tác CTCT.
Khóa 9B/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 10 SVSQ (4 đại đội: 759, 760, 761, 762)
- nhập khóa: (?)-11-1972 tại TTHLQT
- mãn khóa: (?)-10-1973
- tên khóa: Tống Lê Chân (?) – hơn 600 SVSQ tốt nghiệp.
Sau khi hòan tất giai đoạn 1 tại TTHLQT, khóa được chia hai, một nửa nhập khóa tại TBB, còn lại nhập khóa 9B/72 tại THSQ. Khoá tham dự đợt 2 công tác CTCT từ 26-1-1973 đến 26-03-1973 tại vùng 3 chiến thuật khi đang thụ huấn tại TTHLQT.
Khóa 10B/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 11 SVSQ + Tiểu đoàn 12 SVSQ (6 đại đội: 763, 764, 765, 766, 767, 768)
- nhập khóa: 11-12-1972 tại TTHLQT
- mãn khóa: 28-10-1973
- tên khóa: Cao Thắng + Nguyễn Trường Tộ (?) – hơn 1000 SVSQ tốt nghiệp. Thủ Khoa Chuẩn úy Huỳnh Văn Hoàng
Sau khi hòan tất giai đoạn 1 tại TTHLQT, vì thiếu doanh trại khóa được chia hai, một nửa nhập TĐ 11 SVSQ, còn lại nhập TĐ 12 SVSQ tại THSQ. Khoá tham dự đợt 2 công tác CTCT từ 26-1-1973 đến 26-3-1973 tại vùng 3 chiến thuật khi đang thụ huấn tại TTHLQT.
Khóa 12/72 SVSQ/TBTX: Tiểu đoàn 13 SVSQ (3 đại đội: 769, 770, 771)
- nhập khóa: 31-12-1972 tại TTHLQT
- mãn khóa: 24-11-1973
- tên khóa: (?) – hơn 500 SVSQ tốt nghiệp.
Nhập khóa tại THSQ sau khi hoàn tất giai đoạn 1 tại TTHLQT, là khóa SQTB sau cùng của năm 1972.
Sau khóa 12/72 SQTB, THSQ tiếp tục huấn luyện thêm 3 khóa SQTB: 5A/73, 5B/73, 6/73 (mãn khóa 10-2-1974cho tài khóa 1973, trở lại đào tạo các khóa HSQ từ đầu năm 1974. Tổng kết từ tháng 7-1972 đến tháng 2-1974, THSQ đã đào tạo gần 7000 SQTB cho tài khóa 1972 và hơn 1200 SQTB cho tài khóa 1973.
Trong các đợt công tác CTCT Dân Vận, THSQ có 6 tiểu đoàn tham dự cho mổi đợt, vùng trách nhiệm là các tỉnh thuộc vùng 2 và 3 Chiến thuật.
********
Chương trình huấn luyện do Cục Quân Huấn soạn thảo, do đó không có khác biệt nhiều giửa hai TBB và THSQ. Hệ thống “tuần sự” SVSQ tự chỉ huy áp dụng cho cả hai trường. “Tuần huấn nhục” huynh trưởng khóa đàn anh kèm khóa đàn em với nhiều hình phạt trước khi gắn “con cá mối” của TBB đã không áp dụng tại THSQ, thay vào đó là các hình phạt của SQCB đại đội và SQ huấn luyện viên tại các bãi tập. Các thủ tục cho buổi lễ gắn alpha, mãn khóa, cũng không khác biệt nhiều giửa hai trường, THSQ có tổ chức lễ gắn Alpha ban đêm cho vài khóa đầu tiên. Một nửa các SQTB “mùa hè đỏ lửa” tốt nghiệp trong năm 1973 là các sinh viên đại học cũng không hưởng trường hợp đặc biệt nào trong ngày chọn đơn vị. Chỉ hơn một năm sau ngày ra trường đã có khóa nhận nghị định thăng cấp và theo danh sách, có hơn một phần tư trên tổng số SQTB mãn khóa đã hy sinh cho Tổ Quốc.
40 năm sau, xin mượn lời kết của người bạn cùng khóa – SVSQ Huỳnh Văn Của danh số 005 đại đội 727 TĐ3SVSQ – “Các Chuẩn úy sữa ngày xưa bây giờ đã có người về cõi vĩnh hằng, đã có bạn mang hình hài thương phế. Tóc xanh ngày nào giờ đã điểm sương. Có người còn nơi quê nhà. Một số đang xa quê hương. Những dòng hồi ức này xin được gởi đến đồng đội Tử Sĩ để thay nén hương lòng thắp muộn để nhớ thời dấn thân vào cuộc chiến. Đồng thời đây cũng là những thăm hỏi ân cần nhứt của tôi đến quý bạn đồng khóa: những chứng nhân ( và cũng là nạn nhân ) của lịch sử và thời cuộc nước nhà ...”.
Melbourne 15-12-2013
SVSQ Nguyễn Phước Hải khóa 4B/72 SQTB – THSQ QLVNCH

                                                 


Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

QUÂN TRƯỜNG ĐỒNG ĐẾ NHA TRANG

QUÂN TRƯỜNG ĐỒNG ĐẾ NHA TRANG

Thành phố Nha Trang cứ mổi Chúa nhật là nao nức chờ đón các chàng SVSQ đủ các binh chủng Hải quân, Không quân, Bộ binh đi phép dập dìu qua các đường phố, trên các chuyến xe Lam, trong các quán ăn, quán cà phê nghe nhạc, nơi rạp ciné, ở bải biển …Ðâu đâu củng thấy bóng dáng các “ông Quan tương lai” lui tới . Con gái Nha Thành có được cơ hội tốt và hiếm có để “tìm chồng Quan” giửa chốn ba quân, ở cái chổ mà Quan thừa, Gái thiếu 



Mọi nghành nghề đều vươn lên, phát đạt nhờ có đám “Lính Con Cá” .Chàng nào củng rủng rỉnh bạc cắt bỏ túi và so ra thì có vẻ hào hoa, phóng khoáng, thanh lịch, văn nghệ và bảnh cỏn .Từ quần áo mặc ủi thẳng li, thẳng nếp, cổ thắc cravat, đầu đội mủ lưởi trai, nói năng nhẹ nhàng từ tốn, lịch sự với mọi người và nhất là với các bà các cô .Chơi củng điệu hơn, tiền boa, tiền típ củng khá hơn ….
Tôi với thằng Linh hay đi phép chung với nhau .Hai thằng từ Ðồng Ðế đón xe Lam ra Nha Trang, hẹn gặp thêm vài thằng bạn Hải quân nửa, rồi cả bọn kéo nhau đi chơi, đi uống cà phê, nghe nhạc .Mấy thằng bên Hải quân nó ở Nha Trang lâu hơn, nên biết nhiều chổ đi chơi…không tệ lắm .Có những lúc tôi với Linh không biết đi đâu, hai đứa thả bộ theo đường Ðộc lập, dọc theo bờ biển, rồi tìm 2 cái ghế bố nằm hướng ra biển nhìn trời cao bể rộng, nhăm nhi “nước mắt quê hương”. 



Sau khi rời khỏi hai chiếc ghế bố ở quán bán dừa, hai thằng trở lại phố “làm” hai đỉa cơm bình dân, dằn cho no bụng, rồi thả bộ ra bến xe Lam, đón xe trở lại quân trường .
Trường Ðồng Ðế nằm cạnh bờ biển, ban đêm gió mát, thổi rì rào, rung cành lá hàng cây Thông trồng dọc theo con đường trước barack chúng tôi ở .Hôm nào đi bải tập về sớm, tắm rửa sạch sẻ, tôi hay mò xuống câu lập bộ nhâm nhi ly cà phê và phì phà vài điếu thuốc lá trước khi trở về barack nghỉ ngơi, ngồi viết thơ hay tán dóc với mấy thằng bạn .Có những đêm mưa to gió lớn thổi nghe ào ào, chúng tôi đứa nào củng nằm trùm mềm mà lắng nghe … “tiếng mưa đêm”.
Buổi sáng đi ra bải tập vòng theo chân núi, ra hướng biển, sương xuống thấp ..còn lửng lơ ở lưng chừng núi .Sớm mai yên tỉnh, biển im lìm như đang còn say giấc nồng 
.Tôi thích được vừa đi, vừa ngắm biển trời mênh mông …Ra đến bải tập, sau khi đả chuẩn bị tất cả, chờ sỉ quan Huấn luyện viên đến, chúng tôi tản hàng, tấp vào các hàng gánh của vợ con Hạ sỉ quan, binh sỉ cơ hửu phục vụ trong quân trường ăn mì gói đổ nước sôi vào, bỏ ớt thật cay ..vừa húp nước, vừa thở hít hà cho ấm .Rồi sang đến gánh bán cà phê, nhấm nháp một cái xây chừng, khói lửa vài phút nhìn ngắm núi non trời nước ..
Buổi trưa , sau khi học tập Chiến thuật xong củng được giải khác bằng cà phê đá, nước đá chanh do gia đình các cán bộ gánh theo bán. Chiều, học ở bải xong trở về, thủy triêu dâng cao, sóng đánh mạnh tạt vào bờ, nước tung lên trắng xóa .Nhìn từ xa ngoài khơi, từng ngọn sóng bạc đầu tới tấp bủa vào bờ, âm thanh nghe ào ào, rì rào theo tiếng gió ..
Có những hôm ra bải học Chiến thuật tác chiến ban đêm, tối ngủ lại .Chiều xuống, chúng tôi sắn quần lội ra những ghềnh đá , đùa giởn với sóng nước . Phía sau Bải Tiên, bên kia ngọn núi thấp là Ðầm Nha Phú, một khoảng nước mênh mông, phẳng lặng như cái hồ bơi khổng lồ .Thỉnh thoảng chúng tôi kéo nhau sang tắm, đùa giởn, rượt đuổi bắt theo những con cá đầy mầu sắc đang nhở nhơ bơi lội.
Hồi chưa vào lính, thỉnh thoảng tôi có nghe bài hát nào đó, diển tả nhửng hoạt động của các tân binh đang luyện tập nơi các quân trường có câu, “Dây Tử thần không làm sờn chí nam nhi” .. .Giờ tôi nếm thử “đi dây Tử thần” xem sao? Ðó là một đoạn dây cáp, dài khoảng 1000m, nối từ hai ngọn tháp trên hai quả đồi không cao lắm . Khoảng cách giửa hai ngọn đồi có một cái hồ nước ở giửa, đường kính độ 12m, Hai bên bờ hồ theo chiều của dây cáp có đổ cát, mổi bên dài độ 15m . Sau khi được chỉ dẩn qua cách “đi dây”, nắm cái ròng rọc cho chặt rồi co giò phóng ra. Ròng rọc có mang người sẻ di chuyển trên sợi dây cáp theo sức nặng và độ nghiêng của dây cáp, có thể đi với tốc độ thật nhanh .Khóa sinh đu người tòng teng và buông tay nắm cái ròng rọc cho thân mình rớt xuống hồ nước ở thế 90 độ của thân mình và cặp giò …chạm mặt nước bằng “đít” . Buông tay sớm, hay trể thì rớt vô mặt đất, có đá lởm chởm, hay rớt vô vùng cát, …sẻ được xe cứu thương đậu chờ sẳn, chở đi …tùy theo tình trạng . Tới vị trí hồ nước , buông tay không đúng thế, ngực vổ xuống mặt nước thì …miệng sẻ …ứa máu hồng, hoặc sẻ …không thở nổi …Có một nhóm cấp cứu ngồi chờ ở gần hồ nước để vớt lên, làm hô hấp nhân tạo. Khóa sinh xếp hàng một từng người đi lên ngọn tháp . Có một sỉ quan Huấn luyện viên phụ trách đứng ở đó .
Tôi còn đang xếp hàng, đứng ở dưới ngọn tháp đả thấy có vài anh em buông tay rớt xuống hồ nước, nhưng rớt không đúng thế, chìm lỉm, được toán cấp cứu nhào xuống “bế” lên nựng ...
Có một vài anh em hơi “nhợn”, rụt rè …chờ tới phiên mình. Mổi lần có thằng phóng ra từ ngọn tháp, chúng tôi đứng bên dưới nghe tiếng kêu rít lên của cái bánh xe sắt cọ sát, lăn trên sợi dây cáp. …
Chưa có ai lọt ra ngoài mặt đất, nhưng có thằng “rớt trên cát” ..nằm thẳng cẳng. Ðến phiên tôi …Tôi đứng trên đỉnh tháp, nhìn xuống thấy củng hơi …choáng váng mặt mày. Ðứng phía dưới trông lên không thấy nó cao …mà đứng phía trên nhìn xuống mới thấy …chới với . Thấy cái hồ nước nhỏ xíu, nhìn sợi dây cáp …dài thăm thẳm sang đến ngọn đồi bên kia .Gió thổi ù ù hai bên lổ tai . Tôi nuốt nước miếng lấy bình tỉnh, hai tay nắm chặt cái ròng rọc….Rồi lệnh của Huấn luyện viên bảo “nhảy”, tôi co giò phóng ra …,tôi nghe hai bên tai ù ù tiếng gió và tiếng rít lên của cái ròng rọc .Tôi mở mắt thật to nhìn vị trí cái hồ nước, từ cái điểm đang nhỏ xíu hiện lớn dần thật nhanh, tôi chuẩn bị cặp giò hơi co lên, nhưng cử động không nổi vì sức gió mạnh …tôi cố vận dụng hết sức mình …mặt nước đả kề sát …tôi buông tay ra …
“Ùm” một cái ..tôi cảm giác mát lạnh, bàn đít như ai vổ mạnh …,tôi chìm lỉm ..rồi 
từ từ ngoi lên mặt nước ..bơi vào bờ . Tôi đả thực tập đúng theo lời chỉ dẩn và đả được an toàn …
Sau khoá của tôi thực tập đi dây tử thần, có nhiều SVSQ bị học máu mồm, vì rớt không đúng cách . Cảm thấy “trò chơi “ nầy hơi nguy hiểm . Bộ chỉ huy quân trường ra lệnh bải bỏ 


. 




Tuổi 19, xếp bút nghiên nhập ngủ
Bỏ sau lưng ấp ủ chuyện tương lai,
Tung Hoành Sơn gội nắng gió tháng ngày
Tròn bổn phận làm trai thời chiến loạn
Gót chân nhỏ, nhưng lòng son gan thép,
In dấu hài khắp chốn đất quê hương
Nơi Cao nguyên sỏi đá với rừng thiên
Trải dài xuống bưng biền vùng đất cuối
Ôm lý tưởng thanh bình cho sông núi,
Chống bạo tàn, dành cuộc sống ấm no
Ðổi máu đào, xương trắng lấy tự do
Thề nối bước cha anh vì đại nghỉa ..
Quyết xông pha , vẩy vùng nơi trận địa
Bom đạn gào đâu sờn chí Nam nhi
Như Kinh Kha …dẩu có một lần đi
Gương Tráng Sỉ muôn đời soi hậu thế
Từng vùng đất cháy đen thành hoang phế,
Nay hồi sinh chào đón những đóa hoa
Rừng hoang vu ngập ánh nắng chan hòa
Ðồng lúa cháy ..xanh lên màu mạ mới
Những bước chân hầu như không biết mỏi,
Bước hành trình nặng triểu …nổi niềm riêng,
Chờ đợi ngày bom đạn đả ngủ yên
Về nối lại chuyện ngày xưa thuở ấy …
Sau khi đả vào quân ngủ, tôi cảm thấy được làm “người Lính”, có nếp sống thật hào hùng …và hiên ngang của một người trai thời chiến “làm trai cho đáng nên trai”. Nhớ đến những ngày tôi còn làm học trò ớ thành phố và những người bạn của tôi thuở trước , tôi thấy nó yếu đuối, nho nhả làm sao ấy …Quân đội đả rèn luyện cho tôi trở nên dạn dỉ và mạnh bạo đi vào đời. Quân đội đả rèn luyện cho tôi có những trách nhiệm và bổn phận của một người sỉ quan trong tương lai mà những quyết định, những việc làm sau nầy của tôi sẻ nắm giử sinh mạng và sự sống còn của một tập thể do tôi lảnh đạo .Tôi đả bắt đầu tự nép mình vào khuôn khổ “Tự thắng để chỉ huy” .
Chúng tôi được xe GMC tới chở đi đến Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỷ để học cách điều chỉnh tác xạ Pháo binh. TTHL/Dục Mỷ nằm cách thị xả Ninh hòa độ 7km về hướng Tây, hướng núi . Trên đường đi đến , đoàn xe chở chúng tôi đi ra ngỏ Lương Sơn, sau đèo Rù Rì trên quốc lộ 1. 
Cảnh trí hai bên đường thật đẹp và thơ mộng, bên phía Tây là núi đồi chập chùng hùng vỉ, phía Ðông là biển rộng bao la một vùng nước của đầm Nha Phú mênh mông như mặt hồ, nước trong vắt . Qua khỏi khu vực đầm Nha Phú ra bờ biển có bải cát chen lẩn đá lởm chổm, sóng vổ ào ào. 
Quê hương miền Trung thật đẹp thơ mộng và tình tứ . Rất tiếc là tôi không có được dịp để đi thêm nửa, đi xa hơn nửa để chiêm ngưởng những cảnh sắc thiên nhiên của trời đất ban cho dân Việt nam. Qua hết đoạn đường bờ biển, quốc lộ 1 đi xuyên qua những ngọn đồi thấp nắng cháy, tôi nhìn thấy những tản đá màu xám nằm chen lẩn với những cây trơ cành, trụi lá, mặt đất cỏ cháy vàng mầu nâu xậm. Khi chúng tôi vào đến thị xả Ninh Hòa, gặp nhầm lúc giờ đi làm, đi học .Xe honda, xe đạp của đân địa phương đủ các lứa tuổi, đủ các mầu sắc áo quần chen chúc nhau trên con đường chính vô thị xả . Từng bầy “con gái” mặt áo dài trắng, đầu đội nón lá đi xe đạp đến trường .Hai bên con đường phố xá buôn bán tấp nập . 
Phố xá thị xả Ninh Hòa không có nhiều nhà lầu xây bằng gạch, đa số nhà trệt . Nhìn qua khung cảnh tấp nập, nhưng lam lủ, không được phồn thịnh xum xuê như các thị xả, tỉnh thành ở miền Nam mà tôi đả có dịp đi qua. 
Ðoàn xe đi sâu vào hướng núi, đến TTHL/Dục Mỷ, nơi huấn luyện, đào tạo ra các chiến sỉ Biệt Ðộng Quân oai hùng, một đơn vị Tổng trừ bị thiện chiến của QLVNCH sau các đơn vị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến , nằm ở một địa thế khắc nghiệt cháy nắng của thế đất đồi núi và sỏi đá. 
Chúng tôi ngồi trên xe di chuyển mà mặt nóng hực vì nhửng luồn gió “nóng” ập vào, đứa nào mình củng ướt đẩm mồ hôi và lấm tấm bụi cát đất đỏ. Nhìn nhửng người tân binh Biệt Ðộng Quân đang đi bộ di chuyển theo hàng dọc theo hai bên con lộ, đang leo lên nhửng ngọn đồi dốc phía xa xa như bầy kiến đang bò bên dốc.Thế mới thấy thương và cảm phục sự chịu đựng của các người trẻ tuổi Việt nam …
Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tôi nhớ lại hai câu thơ của cụ Nguyển công Trứ,
“Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai?”
thấy chí lý .
Chổ tập diều chỉnh tác xạ Pháo Binh là một khu đất trống rộng . Chúng tôi xuống xe . Nhìn hướng trước mặt xa xa là dảy núi đá không có nhiều cây cỏ . Có lẻ vì nhiều lần thực tập bắn đạn pháo binh đả cày nát cỏ cây …?
Chúng tôi được sắp xếp chia ra từng toán 10 người . Mổi toán có một sỉ quan Huấn luyện viên hướng dẩn để thực tập tác xạ, học cách điều chỉnh cho trái đạn đi xạ gần, về trái, về phải v.v.. Ở quân trường chúng tôi củng đả học lý thuyết và bắn đạn giả trên xa bàn . Giờ mới “thử” đạn thật . Sỉ quan Huấn luyện đưa cho học viên bản đồ địa thế, có những mục tiêu chấm sẳn . Học viên xác nhận điểm đứng của mình, vị trí hướng của cây súng pháo rồi bắt đầu ra lệnh cho bắn .
Ðạn nổ …,nhìn vệt khói để xác định và gọi cho toán đang bắn điều chỉnh lại tầm đạn cho chính xác mục tiêu mình muốn . Giống như trò chơi, một trò chơi hấp dẩn.
Gọi pháo binh tác xạ, là một trong những việc tối cần thiết của người sỉ quan tác chiến .




Những ngày tháng tôi luyện ở quân trường rồi cùng di qua 
Sau buổi lể mản khóa, tôi và các SVSQ cùng khoá được gắn lon Chuẩn Úy .
Mọi người nôn nao chọn đơn vị . Khung cảnh như đang buổi chợ đông bài bán “đủ các mọi mặt hàng” mà đám tân Sỉ quan mới ra trường là những khách hàng đi rảo giá, chọn lựa. Ðủ các Quân, Binh chủng và các Sư đoàn tác chiến , các Tiểu khu của 4 vùng chiến thuật . Không có đơn vị ngành nghề nào cả.
Nhảy Dù lấy 60 đứa, con số tình nguyện sang binh chủng Nhảy Dù quá đông . Ðể giải quyết tại chổ, các sỉ quan tuyển binh của Sư Ðoàn Nhảy Dù mượn đở cái phòng học kế bên sân Vủ đình Trường để khám “dả chiến” . Họ bảo các ông “Tân quan” tuột quần ra …rồi chổng mông lên cho họ khám ,hể ông nào không có… “lông đít”, hay có “lông đít le hoe” là bị loại tại chổ . (Tôi không biết các Nử quân nhân Thiên thần Mủ Ðỏ có được khám theo tiêu chuẩn nầy không?!)
Kế đến “Cọp 3 Ðầu rằng” Biệt Ðộng Quân vào cắt ngang danh sách 200 thằng từdưới đếm lên, khỏi khám coi gì hết. Thằng nào lẹt đẹt dưới chót, bị “Cọp liếm”, khỏi phải mắc công chọn đơn vị …
Rồi đến Thủy quân lục Chiến, các Sư đoàn Bộ binh tác chiến của 4 vùng Chiến thuật .” 
Giả từ Quân Trường …buổi chiều lại trời mưa tầm tả. 







Tôi với thằng Linh bạn cùng đại đội trở lại barack thu dọn đồ đạc .Hai thằng bẻ đầu đạn M16 ra, lấy thuốc nổ châm lửa cho cháy lên rồi liệng 4 cái “quay chảo” (lon Chuẩn Úy nhìn giống như cái quay chảo) vào đốt cho nó cháy nám đen một chút, cho có vẻ …..bụi bụi ..chớ đeo cặp quay chảo vàng khè, mới tinh sáng chói ra đường ..,không muốn thiên hạ biết mình là lính mới.
Linh chọn về tiểu hhu Ban mê Thuột, “buồn muôn thuở” xa lắc xa lơ …Chẳng đặng đừng nó phải chọn, vì nó ra trường ở thứ hạng củng hơi lẹt đẹt, củng may là không bị “Cọp liếm” . Ngoài các sư đoàn bộ binh 1, 3, 22 ,23 còn tiểu khu Quảng Ngải và tiểu khu “Buồn muôn thuở” . Nó tránh cái xứ Quảng .
Buổi chiều cuối cùng ở Nha Trang, trước khi giả từ phố biển mà chúng tôi ít nhiều đả cảm thấy lưu luyến qua những ngày tháng vui buồn nơi quân trường Ðồng Ðế và những lần cuối tuần đi phép thăm phố phường đó đây …
Tôi với Linh đi bộ dọc theo con đường Duy Tân, nghe sóng biển ào ào trong gió …Cơn mưa chiều chưa dứt hột, còn lấm tấm, rỉ rả đả thấm ướt bộ quân phục và cặp lon Chuẩn úy của tôi và Linh mới vừa được gắn lên ve áo của buổi lể mản khóa ban sáng . Hai đứa tôi đi dưới mưa dọc theo chổ dành riêng cho người đi bộ . Bải biển thưa người, các quán bán nước dừa le hoe vắng khách .
Linh nói với tôi,
Mới vừa đeo lon Chuẩn úy ….mà mình đả dầm mưa, nếm mùi sương gió …Trong tương lai chắc sẻ còn dài dài ..
-Ðương nhiên rồi…thân trai mười hai bến nước mà..,mình phải chấp nhận …Ê Linh ., mầy đi Buôn Mê Thuộc chắc sẻ gặp được nhiều sơn nử... mầy tha hồ mà ăn trái sim..,rồi uống chung bát nước, uống chung rượu Cần với người đẹp cao nguyên …rồi khi tao gặp lại mầy …chắc tao thấy mầy mặc ..xà rong!
Linh trợn mắt nhìn tôi,
-Thôi đi cha …làm gì có chuyện đó …
-Sao lại không ..? Mầy làm sao biết trước được những thay đổi của tâm tư và hoàn cảnh? Tôi nói với Linh.Linh nói đùa lại với tôi,
-Còn mầy ..về vùng U Minh,Chương Thiện, Bạc Liêu, Cà Mau ..nhớ mang theo poncho, quần áo dài tay để ngừa muổi cắn . Tao nghe nói muổi ở xứ đó to bằng con gà mái …
-Tao đâu có sợ muổi cắn mầy …,tao chỉ sợ con gái xứ đó nó cắn tao …,rồi tao …cắn lại ..rồi tao quên đường về Sàigòn .
Linh tiếp lời,
-Hồi sáng, tao đứng dưới chổ kêu tên chọn đơn vị, thấy mấy thằng chọn đi sư đoàn 21, tiểu khu Cà mau, Bạc Liêu , Chương Thiện...thằng nào vừa chọn xong cha Ðại uy phòng 1 củng nói,
-“Rồi ..xuống đó xem con Gái nó đái ra lửa”…. tao củng không hiểu chả muốn nói gì?
Tôi tức cười cho thằng Linh, nó …”thật thà ngây thơ vô số tội”. Tôi đùa dai với Linh cho vui,
-Cha đó nói đúng đó …,tao củng nghe đồn mấy thằng đi xuống miệt đó thằng nào “chân giửa” củng bị …cháy rụi hết ..
Linh nhìn tôi tròn mắt hỏi,
-Thật hông cha . ..? Mầy …sạo hoài, làm gì có chuyện đó!
Tôi biết thằng Linh nó còn “trinh”, nên hù nó,
-Mầy có biết …”chổ đó” nó …phát nhiệt ..dử dội lắm không?
Linh nhìn tôi cười ỏn ẻn nói,
-Mầy …sạo hoài …thôi mầy ơi! Có biết thì nói cho tao nghe đi ..
-Linh ơi, ta tiếc cho em không gặp ta sớm một chút.
Linh hỏi tôi,
-Gặp mầy sớm …để làm gì?
-Ðể tao dẩn mầy đi …cắt bỏ “cái” của mầy cho rồi …chớ mầy để đó mà không biết xài …để làm gì? Nè ông Quan, nói cho ông biết nè …Cha Ðại úy nói con gái Cà Mau-Bạc Liêu đái ra lửa là gì ở vùng đó nước mặn …ban đêm trời có trăng mà mầy khuấy mặt nước, thì nước văng lên như lân tinh lóe sáng …mầy biết con gái ớ dưới quê, nhà cửa đâu có cầu tiêu cầu tiểu ở trong nhà đâu …hể mắc tiểu tiện là chạy ù ra mấy cái cầu tiêu dả chiến bắt lộ thiên gần mé nước …chịt quần làm đại…,mặt nước bị khuấy động bắn lên có ánh trăng rọi vào sáng rực ..như pháo bông . 
Tôi giải thích đại khái cho Linh nghe, Linh như “hiểu ra”, nó trầm ngâm …rồi hỏi tôi thêm một câu nghe “vớ vẩn “ nửa,
-Rồi làm sao.. tụi nó thấy được?
Tôi trả lời Linh,
-Không phải rình .,mà củng gần như rình vậy …Ban đêm tụi nó dẩn lính đi tiền đồn, đi phục kích đêm ..nằm ém ở đó …,người đẹp tự nhiên dẩn xác tới biểu diển cho xem không lấy một xu ..
Linh nghe khoái chí cười thoải mái …..

Ði dọc theo đến cuối con đường Duy Tân, tôi và Linh quẹo sang đường khác.
Tìm được một quán phở, hai đứa thay phiên nhau xin vào phía sau cới áo ra vắt nước rồi trở lại bàn ăn thưởng thức tô Phở nóng hổi .., nhâm nhi cà phê sửa nóng và phì phà khói lửa .Linh ngồi nhìn tôi nhả khói vừa kể chuyện tiếu lâm cho nó nghe, nó khoái chí cười toe toét .
Chia tay với Linh, hai đứa hẹn gặp nhau ở xóm củ khi chúng tôi về lại Sàigòn.
Tôi có một người bạn cùng đại đội, chọn qua binh chủng Nhảy Dù tên Cường . Cường có người thân làm ở cơ quan Usaid của Mỷ ở Nha Trang xin cho tôi với Cường 2 chổ đi phi cơ của cơ quan Usaid về Sàigòn .Tôi nhờ Cường hỏi dùm cho thằng Linh, nhưng không được .Linh phải đi xe đò về Sàigòn .
Tôi ghé qua Bưu Ðiện Nha Trang gọi điện thoại cho người chị của tôi, cho biết tôi về Sàigòn bằng phi cơ và đón xe Lam đi về nhà vào lúc chiều ngày kế .
Tôi và Cường đến ngủ nhờ nhà người họ hàng của Cường, để chờ hôm sau đưa ra phi trường lên phi cơ bay về Sàigòn .
Phi cơ cất cánh và từ từ lên cao độ .. ., tôi nhìn qua khung cửa sổ, thấy thành phố Nha Trang xinh đẹp, có bải cát mịn màng trắng tinh và nước biển trong xanh thơ mộng. Xa xa tôi trông thấy dảy núi Ðồng Ðế, trên chót vót đỉnh núi có tượng thằng “Cù Lần” nhỏ xíu, vẩn đứng ở thế,
“Anh đứng ngàn năm thao diển nghỉ”
và chập chùng những ngọn núi bên dưới có đường nốc nhìn giống như hình dáng của một người thiếu nử đang … 
“Em nằm xỏa tóc đợi chờ anh ”. 



Quân trường Ðồng Ðế
Phạm anh Dủng K10B/72

HÀNH KHÚC TRƯỜNG HẠ SĨ QUAN QLVNCH

HÀNH KHÚC TRƯỜNG H SĨ QUAN QLVNCH

Trường H Sĩ Quan nung chí người trai,
Mộ
t tri thép súng n hoa tươi cười.
Luyệ
n rèn ngày đêm luôn có anh tôi,
a nng thao trường thm bao m hôi.

Cùng về
Nha Trang sương gió n chi,
Trèo đèo, vượ
t sui vui hơn kinh kỳ.
Đườ
ng chiu hành quân lp lp chiến y,
Sươ
ng mui rơi nhiu ướt vai sá gì.

Đu đư
a gia tri mt đêm không trăng sao,
Qua dây tử
thn cười vi h sâu.
Xung phong lên quyế
t chiến thng gian lao,
Chiế
n công rc r trong nng đào.


Hẹ
n v nơi đây chiến sĩ ngàn phương,
Để
ri mai sm xông pha lên đường.
Cùng dệ
t bài thơ gươm súng biên cương,
Phơ
i xác quân thù say men chiến trường.